Nếu phải nói về bản thân...



Ngô thị Thu Thủy

17/11

Giáo viên

Thạc sỹ văn chương

Phật tử tại gia

Đọc sách trồng hoa làm bánh ngắm trẻ con du lịch một mình




**************************************************************************************

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

DẠY VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG ĐỂ LÀM GÌ?

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu tham luận của Marc Fumaroli nói về môn văn tại hội thảo bàn về Làm thế nào để nối kết được việc giảng dạy các kiến thức thuộc tất cả các môn khác nhau trong nhà trường ở Pháp năm 1998. Đương nhiên ở đây tác giả nói về giảng dạy văn học trong trường ở Pháp, cho nên ông nói trực tiếp đến việc dạy tiếng Pháp và các ngôn ngữ có quan hệ “mã di truyền” với nó, như tiếng Latinh, tiếng Hy Lạp… Điều quan trọng là cách quan niệm về giảng dạy văn học trong nhà trường được trình bày ở đây, dạy văn học để làm gì, dạy như thế nào…, một quan niệm có thể gợi cho chúng ta nhiều điều đáng suy nghĩ. Bài viết này có nhan đề là Văn học: con đường dẫn tới cá nhân. Đầu đề trên đây là của chúng tôi. 

Tôi muốn bác bỏ ngay định kiến cho rằng cấp trung học cứ nhất nhất phải là một khuôn nhằm tạo cho học sinh sớm thích ứng với thị trường việc làm. Trước hêt, bởi vì thị trường này đã trở nên cực kì cơ động, luôn thay đổi, không thể dự kiến trước: một kiểu nhà trường nhằm vào việc làm luôn có nguy cơ bị lệch pha so với sự phát triển nhanh chóng của thị trường. Lại nữa, còn bởi vì chức năng không thể thay thế được của bậc trung học là cung cấp cho những thiếu niên các yếu tố và các qui chiếu thiết yếu, không chỉ cho mọi cuộc sống nghề nghiệp, dù thuộc bất cứ ngành chuyên môn nào, mà còn – và đây là một chiều kích giáo dục không bao giờ được quên – cho cuộc sống liên hệ (xã hội) tương lai của họ, cuộc sống riêng tư của họ, cho việc sử dụng một cách tinh nhạy và chín chắn các món giải trí của họ.
Trong số những yếu tố và những quy chiếu thiết yếu cho thành công trong cuộc sống nghề nghiệp cũng như trong đời sống riêng tư đó, tôi không ngần ngại mà đặt lên hàng đầu việc làm chủ một cách hoàn hảo  về mặt nữ pháp đối với nôn ngữ tự nhiên (tức tiếng mẹ đẻ), cùng với các khả năng biện minh, thuyết phục, gây xúc động, gây thích thú của nó; và cỉ có việc làm quen với các tuyệt tác văn học, theo tôi, mới có thể cho phép ta có được một ý niệm chính xác về các khả năng biểu đạt nhiều sắc thái khác nhau của ngôn ngữ chúng ta.
Cần nghĩ rằng ngay chính bậc sơ học đã phải chuẩn bị một cách có chiều sâu môi trường cho việc này, bằng môn học ngữ pháp của ngôn ngữ tự nhiên, môn tập đọc một cách có chiều sâu và môn tập làm văn viết. Không có những cơ sở chắc chắn đó, mọi sự sẽ hỏng ngay từ đó mất rồi và có thể sẽ không còn cứu chữa được nữa.
Nhưng trên những nền tảng đó rồi, vẫn còn đòi hỏi học ngôn ngữ, học đọc và hiểu các tuyệt tác văn chương, làm những bài tập biểu đạt bằng viết và nói dưới nhiều dạng khác nhau nhằm kéo học sinh và sinh viên trong suốt cuộc đời của họ ra khỏi tình trạng làng nhàng vô vị của ngôn ngữ, và khiến họ có thể sống trong ngôn ngữ mẹ đẻ một cách thoải mái, sử dụng nó một cách lưu loát. Một trong những điều từ lâu ta thường nghe những người sử dụng nhân công thuộc mọi nghề nghiệp, và những người dạy đại học thuộc mọi ngành, đặc biệt là các ngành khoa học kêu trách, là việc một số ngày càng đông những người đã tốt nghiệp cử nhân không có khả năng diễn đạt rõ ràng và khúc chiết, không soạn thảo được một văn bản chặt chẽ, phân biệt được một văn bản minh bạch với một văn bản rỏm, một văn bản phong phú với một văn bản nghèo nàn ý nghĩa: thông đạt thôi thì chưa đủ, còn phải có ý thức về hình thức của diễn từ và ảnh hưởng của nó đến người khác nữa.
Pascal đối lập đầu óc tinh tế với đầu óc hình học. Việc khai tâm đối với “cái phức tạp” (của cuộc sống), ở bậc trung học, trước hết thuộc về trách nhiệm của người thầy dạy môn tiếng Pháp và văn học Pháp, ông ta có thể dựa vào tác phẩm của các nhà văn lớn để chỉ ra rằng những gì nằm ngoài tầm của luận lý, nhưng gì thộc về trực cảm tổng hợp dẫu sao cũng vẫn có thể biểu hiện thành hình ảnh và biểu đạt ra được. Các tác phẩm giàu ý nghĩa này dạy cho ta biết phân định đạo lý, và rèn cho ta khả năng phán xét để phân biệt giữa hiện tượng và thực tế, giữa cảm xúc chân thật và xúc cảm giả tạo. Bên cạnh việc dạy lý thuyết và thực hành nghệ thuật viết và nói tiếng Pháp đó (được tước bỏ đi mọi thứ thông thái rởm và mọi biệt ngữ: đấy còn là một nghệ thuật tư duy), có thể và cần phải quan niệm một lối dạy tương tự như thế bằng các ngoại ngữ nữa. Tôi không hiểu tại sao các ngoại ngữ lại phải bị coi thường, chỉ nhằm để giao tiếp đơn thuần thực dụng mà thôi.
Và về vấn đề này, tôi muốn nói rõ : cần phải để cho học sinh trung học được tự do củng cố nền tảng hiểu biết văn học Pháp của họ bằng việc học tiếng Latinh hay tiếng Hy Lạp được chọn một cách tương ứng, việc học này chính nó cũng chủ yếu thông qua các tuyệt tác văn chương. Không gì có lợi cho việc hiểu biết tính phức hợp của các hiện thực nhân văn bằng phép so sánh, ngay từ tuổi niên thiếu, với các thế giới ngôn ngữ, các hình thức và các nền minh triết cách xa nhau trong thời gian, và tuy vậy vẫn còn sức khơi động tươi nguyên đối với nhân loại. Trong một đất nước như đất nước chúng ta, ở đó hệ “mã di truyền” văn học và đạo đức là tiếng Pháp - Latinh – Hy Lạp , một phần không nhỏ các thế hệ trẻ vẫn còn liên hệ trực tiếp với di sản của họ. Tôi muốn nói thêm, để ủng hộ cho tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp, rằng đó không chỉ là những ngôn ngữ thơ và lịch sử, mà còn là ngôn ngữ triết học. Sự quan tâm trở lại hiện nay ở Pháp và trên thế giới đối với Platon và Aristote, cũng như đối với minh triết của một Séneque và một Horace, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sớm khám phá các tác giả ấy trong chính ngôn ngữ của họ.
Để làm phong phú thêm việc dạy học, chúng ta cũng có thể nghĩ đến một sự liên kết mạnh mẽ hơn nữa giữa tiếng Pháp và các ngoại ngữ: một sự kết hợp tiếng Pháp – Anh – Latinh, càng tạo dễ dàng cho việc học tiếng Ý và tiếng Tây Ban Nha, và một sự kết hợp tiếng Pháp – Đức – Ý hay Tây Ban Nha, chẳng hạn. Trong mỗi công thức ấy cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các giáo sư, theo nguyên tắc là các ngôn ngữ được dạy ở trường trung học hay cao đẳng đều phải thông qua các tuyệt tác văn chương và nhằm mục đích không chỉ đơn thuần để giao tiếp, mà còn là niềm vui biểu đạt.
Cần phải coi rằng cái cực văn học này có khuynh hướng chiếu tỏa sang các môn học lân cận, và lại nhận được những sự tiếp sức từ chúng, miễn là chúng ít nhiều được phân phối theo một sự phối hợp mang tính tu từ học và có chất thơ, chứ không phải theo một kiểu phương pháp luận kiêu kì và giáo điều. Sự tinh tế về văn chương vốn rất gần gụi với thị hiếu tốt; hình tượng thơ và văn học là bà con gần với hình tượng của họa sĩ, của nhà điêu khắc, người vẽ đồ họa. Vì những lí do đó và những lý do khác nữa, tất cả đều khiến chúng ta phải phối hợp chặt chẽ việc dạy các ngôn ngữ và các nền văn học với việc khai tâm đối với các ngành nghệ thuật. Cũng như, tầm quan trọng về mặt di sản cần phải chú trọng trong việc dạy văn học và nghệ thuật tất yếu đòi hỏi phải cho học sinh làm quen với khoa niên đại học và địa lý học của văn học và nghệ thuật. Các yếu tố định vị lịch sử đó cần được phối hợp chặt chẽ với việc dạy môn lịch sử và địa lý đại cương; tôi còn nhấn mạnh thêm rằng, điều người ta thường quá hay quên, lịch sử và địa lý cũng là những thể loại văn học. Các sử gia và các nhà địa lý lớn đều là những nhà văn lớn, và không có gì có ích cho việc rèn luyện văn phong bằng nghiên cứu các tác phẩm của họ. Một Julien Gracq không hề quên một chút gì trong nguồn gốc nhà sử học – địa lý học của ông khi ông mô tả một thành phố hay một cảnh quan. Vả chăng lịch sử luôn cầu viện đến các tư liệu tạo hình, các đồng tiền (cổ) và các bản khắc, cùng các bằng chứng băng hình ảnh.
Như vậy có rất nhiều những cầu nối giữa việc dạy văn học, dạy lịch sử các nghệ thuật với việc dạy lịch sử - địa lý. Các giáo sư cũng như học sinh cần luôn luôn nhớ đến những chiếc cầu nối đó. Tôi có cần nói thêm không, rằng với các giáo sư khoa hùng biện ngày xưa, vấn đề nhịp điệu của câu và đoạn câu, vấn đề hài âm, tóm lại là nhạc tính, đều gắn liền với vẻ đẹp của văn học? Cần làm sao cho việc dạy văn học và dạy âm nhạc gắn được với nhau và hỗ trợ lẫn nhau, thay vì chia tách bo bo mỗi bên một mình. Đối với môn triết học cũng vậy.
Tất cả những điều tôi vừa gợi ra trên đây đều đã có cả trong Quintilien rồi, tôi đề nghị tất cả các nhà sư phạm nên đọc lại ông ấy, cũng như đọc lại Rousseau và tác phẩm Émile của ông. Rousseau đã thấy rất đúng rằng, trong thời kỳ hiện đại, tâm trí trẻ con cần được thức tỉnh cùng lúc về nghệ thuật nói và viết một cách đúng đắn, và cả về phương pháp của các môn học khoa học. Người đồng thời với ông là Vico đã hiểu rằng về phần mình khoa học hiện đại, để gìn giữ các nền tảng và nuôi dưỡng tính sáng tạo của nó, cần không được cắt đứt với khoa học về con người được văn học tích lũy và được làm cho sống động trong các bài tập về tu từ và thi pháp mà người ta đòi hỏi ở trẻ con.
Sự hào hiệp sáng suốt đó của các nhà tư tưởng thế kỉ ánh sáng, ngày nay chúng ta càng phải học lấy, khi sự cấp bách của thế kỉ mới này đang đòi hỏi chúng ta. Các nhà khoa học tự nhiên và các công nghệ phát triển rất nhanh. Chỉ có nền cao học mới có thể ngang tầm với sự phát triển nhanh chóng đó. Hãy cho tất cả con em chúng ta những phương tiện ít kềnh càng nhất để thích ứng được với những biến đổi, cũng nhanh chóng như vậy của thị trường việc làm. Cần coi trọng việc đào tạo về nghề nghiệp và công nghệ như nước Đức đã làm trong các xí nghiệp hay phối hợp chặt chẽ với các xí nghiệp.
Nhưng cũng phải nhận thức rằng nhà trường trước hết cần phải có độ lùi trong tương quan với thế giới của các đòi hỏi khẩn cấp tức thời, và phải xây dựng nên những con người được chuẩn bị từ bên trong để có thể tự nhận thức được về chính mình và tự phát triển trong mọi hoàn cảnh, riêng tư cũng như nghề nghiệp. Chức năng không gì thay thế được của nó là dạy cho người có được lời nói và cách biểu đạt đúng, là những vật sở hữu cho mãi mãi, vô cùng quí giá đối với mọi nghề nghiệp và trước mọi bất ngờ của cuộc sống. Hãy khôi phục lại sự tự do và khả năng lựa chọn đa dạng trong các đào tạo văn học. Hãy chuyển giao cho tất cả các học sinh ít hơn một chút hay nhiều hơn một chút sự đào tạo về văn học, nhưng bao giờ cũng là trong ý nghĩa hào hiệp mà tôi đã cố gắng phác họa ra đó.

 (Tia sáng)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét