Ứng dụng thi pháp học vào việc phân tích đoạn trích
“Hồi trống cổ thành”( Tam quốc diễn nghĩa- La Quán Trung)
Thi pháp học là cách thức phân tích tác phẩm bám vào văn bản là chính, không chú trọng đến những vấn đề nằm ngoài văn bản như: tiểu sử nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, nguyên mẫu nhân vật, giá trị hiện thực, tác dụng xã hội… Thi pháp học chỉ chú ý đến những yếu tố hình thức tác phẩm như: hình tượng nhân vật – không gian – thời gian, kết cấu – cốt truyện – điểm nhìn, ngôn ngữ, thể loại… Nội dung trong tác phẩm phải được suy ra từ hình thức, đó là “hình thức mang tính nội dung” (Trần Đình Sử).
Phương pháp chủ yếu của Thi pháp học là phương pháp hình thức. Chúng ta hiểu, “Phương pháp hình thức là phương pháp phân tích các khía cạnh hình thức của tác phẩm văn học nghệ thuật để rút ra ý nghĩa thẩm mỹ của nó” (Nguyễn Văn Dân). Phân tích tác phẩm theo hướng thi pháp học nghĩa là nghiêng về phân tích hình thức nghệ thuật tác phẩm.
Với đoạn trích “Hồi trống cổ thành” trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, cần thiết cho học sinh tiếp cận trên bình diện thi pháp học. Đây là cách tiếp cận khá toàn vẹn trong tình hình phổ biến rộng rãi các phương pháp tiếp cận tác phẩm văn học như hiện nay.
Ứng dụng thi pháp học vào phân tích đoạn trích, chúng ta sẽ lần lượt đi vào các khía canh thể loại, nhân vật, không gian- thời gian,ngôn ngữ nghệ thuật, điểm nhìn trần thuật và hình tượng tác giả.
La Quán Trung sử dụng tư liệu lịch sử: Tam quốc chí do Trần Thọ biên soạn và những ghi chép dã sử, những truyền thuyết… mà viết Tam quốc chí diễn nghĩa. Nội dung chính của tác phẩm kể về cuộc đấu tranh trong nội bộ giai cấp thống trị phong kiến kéo dài gần một trăm năm.
Tác phẩm bao gồm 120 hồi kể chuyện lịch sử từ loạn giặc khăn vàng đến thống nhất ba nước Thục- Ngụy- Ngô, từ 184 đến 280 trước công nguyên. Với kết cấu hoành tráng, tác phẩm đã xây dựng hơn bốn trăm nhân vật, trong đó một số nhân vật đã trở thành những điển hình bất hủ. Trong đó thành công hơn cả là các nhân vật: Trương Phi, và bộ “tam tuyệt” Tào Tháo, Gia Cát Lượng, Quan Vân Trường. Trương Phi là hình tượng nhân vật sinh động nhất trong tác phẩm, ông được miêu tả có ngoại hình khá dữ tợn, tính khí nóng nảy có phần lỗ mãng đặc biệt rất thẳng thắn. Bộ ba: Tào Tháo tuyệt gian, Vân Trường tuyệt nghĩa, Khổng Minh tuyệt trí được miêu tả nhất quán từ đầu đến cuối tác phẩm, trong mọi hoàn cảnh. Sở dĩ tác phẩm đạt được thành công trong việc xây dựng nhân vật là do tác giả xuất phát từ sự phong phú của bản thân cuộc sống và tâm tính rất đa dạng của con người.
Một trong những điểm làm lên thành công của Tam quốc chí diễn nghĩa chính là nội dung tư tưởng của tác phẩm. Ở đây nhân sinh quan của tác giả thiên về một phần sự thực lịch sử, một phần truyền thuyết “ủng Lưu, phản Tào”, và tư tưởng nho giáo rất rõ nét. Tư tưởng này xuyên suốt trong tác phẩm từ khi Lưu- Quan- Vũ kết nghĩa vườn đào đến sau khi anh em họ không còn nữa, đó là một chữ Nghĩa chính đạo mà đời đời có thể noi theo. Tác phẩm đã phản ánh nguyện vọng lớn nhất của nhân dân là có một vị Vua Minh lấy Đức trị thiên hạ, chính quyền thực hiện nhân chính, đất nước thống nhất, hòa bình. Điều này chi phối đến giọng điệu của toàn bộ tác phẩm, chủ yếu là ngợi ca và châm biếm. Sử dụng triệt để hình thức cường điệu hóa trong miêu tả về hình dáng nhân vật, về hành động phi thường, về những khó khăn nguy hiểm để ngợi ca những kỳ tích của các anh hùng hảo hán. Chiến tranh được miêu tả rất ác liệt, rõ là núi xương sông máu nhưng người đọc không cảm thấy không khí bi thảm, mà thấy bi tráng, oai hùng.
Về giá trị văn học, Tam quốc chí diễn nghĩa đặc biệt thành công trong nghệ thuật kể chuyện và việc sử dụng ngôn từ. Tác giả đã đưa ngôn ngữ đời sống vào tác phẩm, ngôn ngữ kể lấn át ngôn ngữ miêu tả, kết hợp văn ngôn và bạch thoại tạo cho tác phẩm vẻ đẹp vừa dân dã vừa uyên thâm.
Tóm tắt đoạn trích
Biết tin anh là Lưu Bị ở Hà Bắc trên đất Viên Thiệu, Quan Vũ đưa hai chị (vợ của Lưu Bị) đi tìm anh. Tào Tháo tránh không tiếp Quan Vũ đến từ biệt vì muốn lưu giữ Quan Vũ để dùng. Tháo không cấp giấy qua ải, nhưng cũng không cho tướng đuổi bắt. Các tướng giữ ải vẫn không cho Quan Vũ qua ải, Quan Vũ phải mở đường máu mà đi.
- Qua ải Đông lĩnh chém Khổng Tú
- Đến ải Lạc Dương chém Hán Phúc và Mạnh Thầu
- Qua Nghi Thuỷ giết Biện Hỷ
- Vượt ải Huỳnh Dương chém Vương Thực
- Đến bờ Hoàng Hà, giết Tần Kỳ
- Đến Cổ Thành, Quan Vũ ngỡ là gặp được em xiết bao vui mừng, ai ngờ Trương Phi “mắt trợn tròn xoe” râu hùm vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”. Bất ngờ Sái Dương lại kéo quân đến bắt Quan Vũ. Phi càng nghi ngờ… Chỉ đến lúc đầu Sái Dương bị Quan Vũ chém đứt, Phi mới đánh một hồi trống, Phi mới nguôi giận dần. Và chỉ sau khi nghe tên lính kể đầu đuôi mọi chuyện,… Phi mới tin, “rỏ nước mắt, thụp lạy Vân Trường”.
Biết tin anh là Lưu Bị ở Hà Bắc trên đất Viên Thiệu, Quan Vũ đưa hai chị (vợ của Lưu Bị) đi tìm anh. Tào Tháo tránh không tiếp Quan Vũ đến từ biệt vì muốn lưu giữ Quan Vũ để dùng. Tháo không cấp giấy qua ải, nhưng cũng không cho tướng đuổi bắt. Các tướng giữ ải vẫn không cho Quan Vũ qua ải, Quan Vũ phải mở đường máu mà đi.
- Qua ải Đông lĩnh chém Khổng Tú
- Đến ải Lạc Dương chém Hán Phúc và Mạnh Thầu
- Qua Nghi Thuỷ giết Biện Hỷ
- Vượt ải Huỳnh Dương chém Vương Thực
- Đến bờ Hoàng Hà, giết Tần Kỳ
- Đến Cổ Thành, Quan Vũ ngỡ là gặp được em xiết bao vui mừng, ai ngờ Trương Phi “mắt trợn tròn xoe” râu hùm vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”. Bất ngờ Sái Dương lại kéo quân đến bắt Quan Vũ. Phi càng nghi ngờ… Chỉ đến lúc đầu Sái Dương bị Quan Vũ chém đứt, Phi mới đánh một hồi trống, Phi mới nguôi giận dần. Và chỉ sau khi nghe tên lính kể đầu đuôi mọi chuyện,… Phi mới tin, “rỏ nước mắt, thụp lạy Vân Trường”.
1. Thể loại, kết cấu
Phân tích theo hướng thi pháp, cần chú ý đến thể loại vì nó chi phối tất cả các yếu tố còn lại của hình thức tác phẩm. Bakhtin nói: “Thi pháp phải bắt đầu với thể loại”. Mỗi thể loại có một đặc điểm riêng và yêu cầu phân tích theo một phương pháp riêng.
Tiểu thuyết chương hồi là loại tiểu thuyết cổ điển của Trung quốc. Loại tiểu thuyết này xuất hiện rất sớm, chúng bắt nguồn từ những chuyện được lưu truyền trong dân gian từ đời nhà Đường (Thế kỷ7-10) về sau được các tác giả hư cấu thêm để liên kết các chuyện kể tản mạn trong dân gian thành những bộ tiểu thuyết hoàn chỉnh. Những bộ tiểu thuyêt chương hồi nổi tiếng của Trung quốc là: Tam quốc diễn nghĩa, Tuỳ Đường diễn nghĩa, Thuỷ hử, Tây du ký, Hồng lâu mộng, Chinh đông chinh tây...
Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành có kết cấu hoàn chỉnh và đầy kịch tính. Đây là một đặc điểm trong nghệ thuật trần thuật của tiểu thuyết cổ điển, mỗi chương hồi thường là một câu chuyện có giới thiệu, mở mối, mở nút và thắt nút như kết cấu một vở kịch. Sau khi giới thiệu nhân vật và sự việc thì mở ra mâu thuẫn, rồi mâu thuẫn được đẩy lên đỉnh điểm rồi được giải quyết bằng một hành động nào đó. Trong đoạn Hồi trống Cổ Thành, mở đầu tác giả giới thiệu việc Quan Công đang trên đường tìm về Nhữ Nam gặp Lưu Bị, ngang qua Cổ Thành biết được Trương Phi ở đó bèn đưa hai chị dâu vào. Đồng thời tác giả cũng giới thiệu cảnh ngộ của Trương Phi. Mâu thuẫn bắt đầu khi Trương Phi nghe tin Quan Công đến, vác xà mâu, lao ngựa ra đánh Quan Công, và được đẩy lên cao hơn khi quân mã Sái Dương xuất hiện. Là câu chuyện đậm màu chiến trận nên mọi mâu thuẫn giữa các nhân vật đều được giải quyết bằng hành động. Mâu thuẫn giữa Quan Công và Trương Phi xuất phát từ sự hiểu lầm của Trương Phi nhưng cũng được giải quyết bằng hành động. Hành động chém đầu tướng giặc. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi đầu Sái Dương rơi xuống đất, còn mọi lời giải thích đều không có ý nghĩa gì.
Về mặt nội dung, đoạn trích là một câu chuyện hoàn chỉnh, đặc điểm này giúp cho việc nắm bắt nội dung dễ dàng hơn. Mỗi hồi của tiểu thuyết chương hồi thường giải quyết hoàn chỉnh một mâu thuẫn hoặc hoàn thành diễn biến một sự kiện, đồng thời lại mở ra một câu chuyện mới tạo nên phần nối kết với hồi sau. Vì thế kết thúc mỗi hồi bao giờ cũng có câu : "muốn biết sự việc thế nào xem hồi sau sẽ rõ". Mỗi hồi đều được kết thúc khi mâu thuẫn đang ở cao trào là một kiểu tạo sức hấp dẫn của nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết cổ điển.
Trên cơ sở nội dung trọn vẹn này ta có thể chia bố cục làm 3 phần
- Quan Công gặp lại Trương phi và xung đột xảy ra
-Diễn biến xung đột (những mâu thuẫn kịch tính)
- Xung đột được giải quyết, Trương Phi nhận lỗi, anh em đoàn tụ
- Quan Công gặp lại Trương phi và xung đột xảy ra
-Diễn biến xung đột (những mâu thuẫn kịch tính)
- Xung đột được giải quyết, Trương Phi nhận lỗi, anh em đoàn tụ
“Hồi trống Cổ Thành” hấp dẫn bởi tình huống và kịch tính.
Tình huống1: Trương Phi ngỡ là Quan Công đến lừa bắt mình nộp Tào Tháo. Phi phải giết Quan Công.
Tình huống 2: Sái Dương mang quân đến hỏi tội Quan Công… Phi ngỡ là âm mưu của Quan Công.
Tình huống 3: Trương Phi đánh ba hồi trồng thì Quan Công phải chém chết Tào. Đầu Sái Dương bị Quan Công chém lăn dưới đất, Trương Phi vừa đánh xong một hồi trống. Mâu thuẫn được giải quyết, Phi khóc, thụp lạy Vân Trường.
Tình huống1: Trương Phi ngỡ là Quan Công đến lừa bắt mình nộp Tào Tháo. Phi phải giết Quan Công.
Tình huống 2: Sái Dương mang quân đến hỏi tội Quan Công… Phi ngỡ là âm mưu của Quan Công.
Tình huống 3: Trương Phi đánh ba hồi trồng thì Quan Công phải chém chết Tào. Đầu Sái Dương bị Quan Công chém lăn dưới đất, Trương Phi vừa đánh xong một hồi trống. Mâu thuẫn được giải quyết, Phi khóc, thụp lạy Vân Trường.
Thông qua việc miêu tả cuộc đời hoạt động và tính cách nhân vật để phản ánh cuộc sống hiện thực là cách thức kết cấu quen thuộc của tiểu thuyết chương hồi. Trong đoạn trích này, tác giả đã thể hiện nghĩa tình thủy chung trọn vẹn của các nhân vật Vân Trường Trương Phi thông qua một tình huống thử thách gay cấn, từ đó nhân vật bộc lộ tính cách của mình. Hay ngược lại, khi miêu tả nội dung tư tưởng chính, tác giả xây dựng những nhân vật sinh động, điển hình .Kết thúc của tiểu thuyết chương hồi thường là có hậu.
2.Nhân vật
Nhân vật là hình tượng trung tâm của tác phẩm. Thi pháp học xem xét nhân vật ở ba khía cạnh: - Quan niệm nghệ thuật về con người
- Tính cách nhân vật
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật
Khi phân tích tính cách nhân vật, phải lưu ý đến kiểu nhân vật để có cách phân tích cho phù hợp.
Muốn biết được tính cách nhân vật và quan niệm về con người, cần phải phân tích nghệ thuật thể hiện nhân vật. Đó là căn cứ vào lai lịch, nghề nghiệp, hình dáng, hành động, nội tâm, ngôn ngữ nhân vật, cách xưng hô và đánh giá của tác giả và các nhân vật khác về nhân vật đó, mối quan hệ của nhân vật với mọi người và môi trường xung quanh, đồ vật mà nhân vật thường sử dụng, sở thích của nhân vật… Căn cứ vào các yếu tố này mà suy ra tính cách nhân vật và triết lý nhân sinh cũng như tài nghệ tác giả.
Tiểu thuyết chương hồi thường ít quan tâm đến diễn biến tâm lí và suy nghĩ nội tâm của nhân vật. Tính cách nhân vật được bộc lộ qua hành động và cử chỉ.Tác giả ít xen vào lời giới thiệu hoặc bình luận. Nếu bình luận một trận đánh hoặc một sự việc, hành động nào đó của nhân vật thì tác giả trích một bài thơ, một bài vịnh nào đó của người đời sau.
Nhân vật của tiểu thuyết cổ điển tuy có tính cách rất rõ nét nhưng vẫn mang tính ước lệ của văn học trung đại. Vì vậy, hành động của nhân vật bao giờ cũng minh hoạ cho tính cách và tư tưởng giai cấp chứ không nhất thiết tuân theo lôgic tâm lí.
Thủ pháp xây dựng nhân vật mà tác giả đã sử dụng ở đây là để nhân vật bộc lộ tính cách qua hành động, ngôn ngữ và miêu tả tâm lý. Mặt khác hoàn cảnh nảy sinh cũng làm phát triển tính cách nhân vật. Nhân vật tượng trưng cho một tính cách nổi bật (thủ pháp tượng trưng): Trương Phi nóng nảy thẳng thăn, giàu tình cảm, Vân Trường nghĩa tình, khiêm nhường, trung nghĩa. La Quán Trung cũng trung thành với nguyên tắc phân định tính chất: tốt-xấu, chính – tà, trung- nịnh.. và nguyên tắc phóng đại khoa trương khi miêu tả tính cách nhất quán của nhân vật.
Sau đây ta đi tìm hiểu từng nhân vật
* Nhân vật Trương Phi:
Người anh hùng trong thời loạn đề cao trung nghĩa: “Trung thần thà chịu chết không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ?”. Trong suy nghĩ của Trương Phi thì Quan Công đã hàng Tào, “được phong hầu tử tước”, đã “bội nghĩa” đến Cổ Thành là để lập mưu bắt Phi! Nên phải đâm chết: “Phen này tao quyết liều sống chết với mày”. “Xin hai chị thong thả, để tôi giết thằng phụ nghĩa này đã…”.
Trương Phi nổi tiếng là người ngay thẳng, nóng nảy và trung thực, đường hoàng. Đó là tính cách của một võ tướng và một đấng trượng phu được cụ thể hóa trong một cá tính hồn nhiên, bộc trực. tính cách đó còn thể hiện phẩm chất của người trọng nghĩa khí, giàu tình cảm.Do vậy mọi lí lẽ với Trương Phi đều không có sức thuyết phục. Người như Trương Phi không bao giờ chấp nhận và cũng khó có thể hiểu được những uẩn khúc trong việc Quan Công về ở với Tào Tháo. Vì thế khi nghe tin Quan Công đến Cổ Thành, Trương Phi đã phản ứng rất quyết liệt : "Phi nghe xong, chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa…". Nhìn thấy Quan Công thì không thèm nói một lời, "Trương Phi mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công". Trương Phi xưn hô mày tao và đòi tử chiến, rồi ra điều kiện và dang tay giục trống.Không có lời bình luận, không miêu tả tâm lí nhân vật nhưng tính nóng nảy và sự tức giận của Trương Phi được thể hiện rất rõ qua hành động, nét mặt, lời nói. Phản ứng của Trương Phi thể hiện tính trung thực, yêu ghét rõ ràng. Lời thanh minh của Quan Công, lời giải thích của Cam phu nhân, Mi phu nhân đều chỉ như dầu đổ vào lửa. Trương Phi không thích nghe lí lẽ, chỉ tin vào những điều mắt trông thấy. Cơn giận đang ngùn ngụt lại trông thấy quân mã kéo tới. Cơn giận của Trương Phi được đẩy lên đỉnh điểm "múa bát xà mâu hăm hở xông lại đâm Quan Công".
Trong đoạn trích này sự hung hăng nóng nảy của Trương Phi dễ được cảm thông vì sự hung hăng đó xuất phát từ tính cương trực yêu ghét phân minh của con người có tiếng “thẳng như làn tên băn, trong như tấm gương soi”. Vậy nên khi Vân Trường chứng minh được lòng trung thành, chém rơi đầu Sái Dương và tên lính thuật lại đầu đuôi, Phi đã biết phục thiện và khóc lạy anh.
*Nhân vật Quan Vân Trường:
Trung nghĩa và khiêm nhường là đặc điểm của nhân vật này.Ta từng biet Vân Trường tuy ở trong doanh trại Tào Tháo nhưng luôn giữ đúng khí tiết người tôi trung không thờ hai chủ: “hàng Hán không hàng Tào” khiến Tào Tháo vất vả ngày đêm nghĩ kế thu phục( ba ngày một tiệc nhỏ, năm ngày một tiệc lớn, lên ngựa mười nén vàng, xuống ngựa mười nén bạc, tặng Xích Thố, lúc Vân Trường ra đi cố ý không ra tiễn để giữ chân..)
Quan Công vốn rất tự phụ, ít khi nhún nhường ai, nhưng trong trường hợp đặc biệt này, trước cơn giận của Trương Phi, lại rất nhũn nhặn, mềm mỏng. Ở đây hiện lên một Quan Công oai hùng trong tư thế chém đầu tướng giặc nhưng cũng lại là một người anh chín chắn, đúng mực. Khi không thể giải thích, Quan Vũ chấp nhận thử thách và đã vượt qua thử thách bằng tài trí và sự dũng mãnh của mình. Quan Vũ chính là hình ảnh của người anh hùng tuyệt nghĩa.
Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong đoạn trích thật đặc sắc: tác giả đã tạo ra hai cách miêu tả ngược nhau:một Trương Phi nóng nảy cương trực quyết chém bằng được kẻ bất trung, ngược với một Trương Phi hòn nhiên, giàu tình cảm khi nhận ra sự thật, sụp lạy người anh trung nghĩa.Hai mặt mâu thuẫn của tính cách làm cau chuyệncó kịch tính nhưng rất hợp lý. Các thái cực của tâm lý đều được đảy lên đến mức tuyệt đối, cực đoan. Hồi trống giục dã dồn nén dưới đôi tay của Trương Phi cũng gián tiếp thể hiện tâm trạng dồn nén của Phi với bao hờn giận vì hiểu lầm, xót xa vì thất tán cùng tình nghĩa thủy chung của huynh đệ vườn Đào
Đó là những nét tính cách khác tạo nên sự đa chiều trong nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật của tác giả. Dù thế nào thì mỗi nhân vật của Tam quốc diễn nghĩa vẫn có một tính cách đặc trưng rất cá tính, không thể trộn lẫn vào đâu được. Đoạn trích này ca ngợi tài năng phi thường của Quan Công, lòng dạ thẳng ngay của Trương Phi và trên hết là lòng trung nghĩa sắt son của cả hai người.
3. Không gian thời gian
Thi pháp học chỉ chú ý những chi tiết không gian, thời gian nào có ý nghĩa, góp phần thể hiện cuộc sống con người, chúng vừa mang tính quan niệm lại vừa như một thủ pháp nghệ thuật (lấy cảnh tả tình). Không gian và thời gian thường gắn liền với nhau, chi phối, cộng hưởng lẫn nhau tạo ra một “thế giới mang tính quan niệm”. Cần chú ý đặc điểm của chúng trong mỗi thể loại, mỗi giai đoạn văn học, mỗi tác giả, tác phẩm. Nó có thể được phân tích ở tầm bao quát nhưng cũng có thể được phân tích ở các chi tiết nhỏ.
Không gian nghệ thuật gồm có: không gian sự kiện, không gian bối cảnh, không gian tâm lý, không gian kể chuyện. Thời gian nghệ thuật gồm có: thời gian được trần thuật (hình tượng thời gian) và thời gian trần thuật (thời gian kể chuyện). Tìm hiểu hình tượng thời gian, cần quan tâm ý nghĩa của các thời: quá khứ, hiện tại, tương lai, độ đo thời gian của các nhân vật…Tìm hiểu thời gian trần thuật, cần lưu ý các cấp độ thời gian như: trật tự kể với trật tự thời gian sự kiện, thời lưu (độ dài các sự kiện được tính bằng câu), tần suất (số lần lặp lại). Và các thủ pháp thời gian như: trì hoãn, gián cách, đảo tuyến, chêm xen, hoán vị, đồng hiện, bỏ lửng, che giấu, đón trước…
Không gian trong “hồi trống cổ thành là không gian của chiến trận.Đối với Quan Van Trường, nó có tính chất như là một cánh cửa mở ra không gian trở về. Quan Vũ đã vượt qua 5 cửa ải để trở về nhưng cửa ải cuối cùng của người nghĩa đệ lại gần như đóng lại, mở ra không gian thử thách và sau đó là không gian đoàn viên, hội tụ.
Vốn là những truyện kể dân gian được sưu tầm và ghi chép lại nên phương thức trần thuật của Tam quốc diễn nghĩa mang đặc điểm truyện kể rất rõ. Truyện được kể theo trật tự thời gian trước sau của sự việc. Nếu sự việc xảy ra đồng thời hoặc muốn chuyển từ nhân vật này sang nhân vật khác thì dùng từ chuyển "lại nói".
Thời gian nghệ thuật dồn dập kịch tích đầy hối thúc dưới dịp trống giục liên hồi của Trương Phi. Nhịp điệu gấp gáp đó căng thẳng, đầy thử thách kịch tính. Ba hồi trống vốn dĩ không lâu la gì. Trương Phi vốn am tường tài nghệ anh mình nên mới đưa ra thử thách đó, “thẳng cánh đánh trống”. Không ngờ chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn xuống đất, bọn cầm giáo bỏ chạy như rắn mất đầu.độ căng của thời gian giảm dần, trở lại như ban đầu. Những giây phút xúc động của sự đoàn viên lại khiến cho thời gian như chậm lại theo câu chuyện kể của hai phu nhân Huyền Đức.
4.Ngôn ngữ
Ngôn ngữ văn học có tính tổ chức cao, giàu hình ảnh, đa nghĩa và mang dấu ấn riêng của tác giả. Khi phân tích ngôn ngữ văn xuôi cần chú ý cách sử dụng các kiểu câu, chủ thể phát ngôn, cách xưng hô, giọng điệu kể, sự cá thể hóa ngôn ngữ của nhân vật và tác giả…
Ngôn ngữ của Tam quốc diễn nghĩa là sự kết hợp giữa văn ngôn và bạch thoại, sử dụng được ngôn từ thông dụng trong nhân dân. Đoạn trích cho thấy tính giản dị trong cách dùng từ, trong sự miểu tả, ít phần cầu kỳ trau chuốt như văn chương cổ.Ngôn ngữ kể cũng lấn át ngôn ngữ miêu tả, và trong ngôn ngữ miêu tả rất ít sử dụng định ngữ và tính từ, nhằm tập trung khắc họa nhân vật qua hành động. Người Trung Quốc gọi loại miêu tả ngắn gọn như vậy là lối bạch miêu, khiến cho tác phẩm một vẻ đẹp hấp dẫn vừa bác học vừa bình dị.
Ngôn ngữ trong đoạn trích tuy ngắn gọn, có vẻ khách quan nhưng thực chất ngân vang âm hưởng ngợi ca. Cùng thủ pháp khoa trương phóng đại (trong miêu tả nhân vật luôn có vóc dáng khác người, những hành động phi thường, nhân vật Trương Phi: râu hùm vểnh ngược, mắt trợn tròn xoe..) để ca ngợi những kỳ tích của anh hùng Quan Vũ và như phóng đại thử thách để bộc lộ tài năng võ nghệ của các anh hùng.
5.Điểm nhìn nghệ thuật
Điểm nhìn còn được gọi là điểm quan sát, vị trí người kể chuyện, nhãn quan, cách nhìn đời… Điểm nhìn nghệ thuật có quan hệ với mọi yếu tố trong tác phẩm nên ta có các loại điểm nhìn sau: 1. Điểm nhìn tác giả: được thể hiện ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba vô nhân xưng và ở cách tác giả xưng hô nữa; 2. Điểm nhìn nhân vật: là cách mà nhân vật nhìn nhận, đánh giá sự việc, có khi, nhân vật được trao điểm nhìn trần thuật; 3. Điểm nhìn tâm lý: tức là nói đến điểm nhìn bên trong hay bên ngoài, chủ quan hay khách quan; 4. Điểm nhìn tư tưởng: là thái độ, lập trường, cách nhìn đời của tác giả hay nhân vật; 5. Điểm nhìn không gian: gồm có vị trí nhìn, khoảng cách nhìn, trường nhìn, cách nhìn…; 6. Điểm nhìn thời gian: nhìn liền mạch hay đứt quãng, nhìn kỹ hay nhìn lướt, cách sắp xếp các thời quá khứ - hiện tại – tương lai…; 7. Điểm nhìn tu từ: là cách nhìn độc đáo mang tính phát hiện của tác giả về sự vật hiện tượng.
Một điều đáng chú ý ở đoạn trích này là nghệ thuật phục bút hay còn gọi là “gieo gống cáhc năm”.Đó là sự xuất hiện của Sái Dương- hạt giống mà La Quán Trung đã gieo từ trước đến giờ mọc lên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét