Nếu phải nói về bản thân...



Ngô thị Thu Thủy

17/11

Giáo viên

Thạc sỹ văn chương

Phật tử tại gia

Đọc sách trồng hoa làm bánh ngắm trẻ con du lịch một mình




**************************************************************************************

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

Hôn nhân hạnh phúc

Một cuộc hôn nhân mỹ mãn sẽ đem lại những giá trị sống tốt đẹp cho con người, nhưng đây sẽ là một công việc vô cùng khó khăn. Theo các nhà nghiên cứu về tâm lý và tình dục, để dành được thành công này, là người trong cuộc, cả bạn và người bạn đời của mình phải tránh được những yếu tố có thể phá hủy cuộc hôn nhân của mình, đồng thời luôn giữ được những “chìa khóa” sau nếu muốn có một gia đình hạnh phúc.

1.     Trước khi kết hôn

- Đôi bạn cần tìm hiểu nhau kỹ lưỡng để tránh những ảo tưởng về nhau. Mặt khác, hôn nhân cần có tình yêu thực sự, đừng biến hôn nhân thành một cuộc mua bán, đổi chác.
- Đôi bạn cần học hỏi, trang bị những kiến thức nuôi dưỡng tình yêu và bàn hỏi với những người khôn ngoan có kinh nghiệm, để biết cách sống hoà hợp và giải quyết những bất hoà trong gia đình.

2.     Trong hôn nhân:
-         Luôn luôn giao tiếp và trao đổi thông tin với nhau
Giữ mọi thứ trong lòng chỉ có thể khiến bạn đau khổ và gặm nhấm dần tâm tư của mình khiến nó thực sự có thể làm tổn thương mối quan hệ hôn nhân của bạn, vì vậy, cả hai cần nói chuyện thường xuyên và trung thực với nhau về mọi thứ.
Điều này có nghĩa là bạn không việc gì phải ngăn cấm mình bộc lộ những nỗi thất vọng của mình, những vấn đề liên quan đến tình dục, sự giận dữ,  hoặc những tôn trọng giữa hai người hay thậm chí là về ý nghĩa của cuộc sống…
Từ đó, cả hai sẽ học được cách lắng nghe và khắc phục, bù đắp hơn là “chiến đấu” hay tranh cãi nhau. Đánh cãi nhau chỉ là cách xử sự của trẻ con, và đã đến lúc cả hai cần có một mối quan hệ của những người trưởng thành.
-         Làm việc với nhau như một đội
Một cuộc hôn nhân hạnh phúc là trong đó, hai người biết cùng nhau phấn đấu làm việc để giải quyết mọi việc theo chiều hướng tốt hơn, tốt lên. Không tranh cãi để phân phải trái, đúng sai để rồi bị kẹt ở những điều ấm ức, không bằng lòng về nhau.
Theo các chuyên gia tâm lý, khi bạn xây dựng được một mối quan hệ đối tác thành công, mỗi người trong số các bạn sẽ cảm thấy được hỗ trợ và cũng biết tôn trọng người khác hơn. Trong hôn nhân cũng vậy. Khi mỗi người nhận thấy người khác thật lòng thì các vấn đề sẽ được giải quyết tốt hơn và làm cả hai bên cùng hài lòng, chứ không phải làm cho ai tức giận.
-         Hiểu nhau trên nhiều cấp độ
Hãy giữ mối quan hệ của bạn qua nhiều kênh như: giao tiếp, tình dục, lòng yêu thương, sự hiểu nhau và quan tâm lẫn nhau… Sự hiểu nhau ở các khía cạnh đời sống này sẽ giúp cả hai gần gũi và thân mật với nhau hơn.
Tuy nhiên, các nhà tâm lý vẫn khẳng định một điều rằng: không có gì bảo đảm cho mối quan hệ của bạn tốt hơn là một đời sống tình dục tuyệt vời mà trong đó cả hai cùng hiểu chia sẻ và hài lòng với nhau.
-         Thể hiện thái độ tích cực
Tập trung vào những điều tốt đẹp để giúp duy trì một cuộc hôn nhân lành mạnh. Luôn tạo cho mình và bạn đời có một cảm giác hài hước, chứ không nhất thiết phải làm cho mọi thứ trở nên quá nghiêm trọng. Hãy bộc lộ sự quan tâm đến nhau và dành cho người bạn đời của mình thật nhiều những khoảng thời gian vui vẻ để bù lại những quãng thời gian khó khăn và vất vả.
3.     Giải quyết xung đột
Trong cuộc sống vợ chồng, khó tránh khỏi những lúc làm cho người kia không hài lòng. Điều này có thể xuất phát từ khuyết điểm, lỗi lầm của một trong hai người, cũng có thể chỉ là sự khác biệt về tính cách, hoặc chỉ là người này không làm theo ý người kia.
Trong tình hình này, thông cảm và bỏ qua cho nhau là biện pháp tốt nhất để điều hòa mối quan hệ vợ chồng. Thông cảm và bỏ qua thực tế là một loại điều hòa thích hợp tâm lý của chính mình, thông qua đó hóa giải những căng thẳng, mâu thuẫn hoặc xung đột có thể xảy ra giữa hai vợ chồng.

Để đạt tới độ hiểu và thông cảm cho nhau, luôn giữ được hòa khí trong gia đình, bạn cần kiên nhẫn thực hiện theo những nguyên tắc sau đây
khi xảy ra xung đột:

Tự chủ: Kìm hãm tính nóng nảy và tự ái. Tránh phản ứng vội vàng, làm cho tình hình thêm căng thẳng.
Có thiện chí muốn giải quyết: Vợ chồng tranh cãi là nhằm tìm ra điều tốt hơn để đi đến chỗ hợp nhất, chứ không phải để ăn thua nhau hoặc để hạ nhục nhau, đi đến chia rẽ xa cách nhau. Trong cuộc tranh cãi, đừng vì tự ái mà trở nên cố chấp khư khư bảo vệ sai lầm của mình.

Đối thoại: Biết trình bày và lắng nghe nhau. Đừng bắt người khác phải tuyệt đối tuân theo ý riêng của mình, nhưng biết lắng nghe và tìm hiểu ý kiến, quan điểm của người kia.
-  Nhắm mục tiêu chính: Giới hạn chuyện nào vào chuyện đó, không nhắc lại chuyện cũ, không “bới lông tìm vết”.
-  Chấp nhận khuyết điểm của mình: Can đảm nhận ra những lỗi lầm, sai phạm của mình để cố gắng sửa đổi.
Hàn gắn, làm lành: Sau khi tranh cãi, xung đột với nhau, vợ chồng cần tìm cách làm hòa ngay. Đừng để bầu khí lạnh lùng hờn giận kéo dài, chỉ gây thêm đau khổ cho mọi người và cho chính mình.
Nhờ trung gian hoà giải: Cần chọn người có uy tín, biết phân xử hợp tình hợp lý, hiểu cả hai bên để đưa ra lời khuyên bảo chân tình giúp hai người chấm dứt mâu thuẫn.  
4. Khi người bạn đời mắc lỗi:
- Nhìn nhận khuyết điểm của vợ hay chồng mình một cách chính xác
Tìm hiểu nguyên nhân tại sao anh ấy lại làm như vậy. Là người, ai chẳng có khuyết điểm, mình không nên nổi cáu mà phải nói chuyện với anh ấy xem sao, rồi khuyên anh ấy sửa chữa. 
Nếu đây không phải là khuyết điểm, chỉ là không làm theo ý mình thôi, vậy thì cứ để cho anh ấy làm có sao đâu. Anh ấy có nhân cách độc lập, có suy nghĩ riêng, tại sao mình lại cứ đòi hỏi anh ấy phải theo ý mình, và không chắc lúc nào ý của mình cũng là đúng nhất. 
- Tìm ra những ưu điểm của người bạn đời
Thây vì cứ bực tức vì khuyết điểm đó, hãy suy nghĩ tích cực: nghĩ về những điều tốt của anh ấy, những kỉ niệm đẹp củ cả hai người
- Có lòng khoan dung, độ lượng
Không nên so đo, xét nét những việc nhỏ trong sinh hoạt, đừng nghiêm trọng hóa vấn đề, hay quy chụp vào một vấn đề khác tiêu cực hơn.
Hãy nghĩ thoáng rộng ra một chút. Tốt hơn là nên tìm cách khắc phục, hơn là cứ nhìn mãi vào hậu quả.Mục đích của bạn là nhanh chóng lấy lại sự cân bằng tâm lý, trở nên bình tĩnh và xử lý vấn đề tỉnh táo, thông minh  chứ không phải chìm sâu vào rối rắm.

 


3 nhận xét: